Quy trình thành lập công ty thời trang theo quy định mới nhất

Theo Báo cáo thị trường Thời trang Việt Nam năm 2022 của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, thị trường thời trang Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Đó là lý do ngành thời trang đang được các nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước rất quan tâm và căn cứ theo những quy định mới nhất, Công ty Việt Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cơ bản về việc thành lập công ty trong ngành thời trang.

Kinh doanh công ty thời trang – Những điều cần biết

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14
  • Luật Nhà ở 2014 số 65/2014/QH13
  • Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
  • Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

2. Điều kiện thành lập công ty thời trang

Điều kiện 1: Loại hình công ty

  • Công ty cổ phần (Phổ biến)
  • Công ty TNHH (Phổ biến)
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện 2: Mã ngành nghề công ty thời trang

Mã ngành Tên ngành
1311 Sản xuất sợi
1312 Sản xuất vải dệt thoi
1313 Hoàn thiện sản phẩm dệt
1319 Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
1410 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú).
1420 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú.
1430 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc.
4641 Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép.
4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
4771 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
9000 Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí

Điều kiện 3: Tên công ty

  • Tên doanh nghiệp phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
  • Không trùng/gây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc. Doanh nghiệp có thể thực hiện tra cứu tên công ty tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi đặt tên để đảm bảo không bị trùng.
  • Không sử dụng từ ngữ vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, không sử dụng tên của các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan nhà nước để đặt tên công ty.
  • Tên riêng của doanh nghiệp nên ngắn gọn, dễ nhớ.

Điều kiện 4: Địa chỉ của công ty

  • Trụ sở chính của công ty thời trang phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng từ số nhà, tên phố/xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thị xã, thành phố thuộc tỉnh/tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
  • Doanh nghiệp nên đặt trụ sở công ty tại nhà mặt đất (có sổ đỏ), tòa nhà văn phòng hoặc những nơi có chức năng kinh doanh thương mại. Không được đặt địa chỉ trụ sở tại nhà chung cư, căn hộ tập thể chỉ có chức năng để ở.
  • Địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có) phải quy định rõ ràng trong Điều lệ.

Điều kiện 5: Vốn điều lệ

Doanh nghiệp nên đăng ký mức vốn phù hợp với khả năng tài chính của mình vì nếu không đảm bảo khả năng góp vốn theo quy định, tùy theo mức độ vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính từ 20 – 100 triệu đồng theo quy định tại Điều 47 Nghị định 122/20221/NĐ-CP. Doanh nghiệp có thể làm thủ tục tăng vốn điều lệ khi công việc kinh doanh phát triển.

Điều kiện 6: Người đại diện theo pháp luật

  • Từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự đầy đủ.
  • Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Không nhất thiết phải là người góp vốn vào công ty, nếu là người được công ty thuê từ bên ngoài để quản lý công ty thì công ty phải ký kết hợp đồng lao động,  thời hạn hợp đồng lao động không quá 05 năm.
  • Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật. Theo quy định khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Nếu công ty chỉ có 1 đại diện pháp luật là người nước thì bắt buộc khi soạn hồ sơ, phải có địa chỉ tại Việt Nam.

3. Thủ tục thành lập công ty thời trang

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty thời trang
  • Điều lệ công ty thời trang.
  • Danh sách thành viên nếu thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh.
  • Danh sách cổ đông sáng lập nếu thành lập công ty cổ phần.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
  • Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông góp vốn là cá nhân.
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức.
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
  • Các giấy tờ, văn bản khác phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Bước 2: Soạn hồ sơ và hướng dẫn khách ký tên

Công ty Việt Luật sẽ soạn hồ sơ theo đúng quy định pháp luật dựa trên dựa trên thông tin mà Doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp Doanh nghiệp cung cấp thiếu tài liệu, Công ty Việt Luật sẽ chủ động thông báo và hỗ trợ.

  • Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
  • Scan và lưu dưới định dạng pdf đối với trường hợp nộp hồ sơ online.

Bước 3: Nộp hồ sơ và đóng tiền 

  • Nộp online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh_Sở Kế hoạch và Đầu tư (trừ Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương).
  • Trong vòng 03-05 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra và trả kết quả hồ sơ hợp lệ hay không hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do. Doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia và đóng lệ phí công bố 100.000đ/lần theo quy định. Nội dung đăng ký doanh nghiệp gồm có: Các thông tin của công ty (tên công ty, mã số thuế, vốn điều lệ, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh) và thông tin của chủ sở hữu, thông tin người đại diện theo pháp luật.
  • Sau khi thành lập công ty thời trang, doanh nghiệp cần: khắc con dấu pháp nhân, treo bảng hiệu công ty, mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, thông báo phát hành hóa đơn điện tử và góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký.

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn