Thành lập công ty trong lĩnh vực ẩm thực

Kết quả của công ty nghiên cứu thị trường BMI cho thấy Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Bài viết này của Việt Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về việc thành lập công ty trong lĩnh vực ẩm thực.

Thành lâp công ty trong lĩnh vực ẩm thực – Những điều cần biết

1.Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

2.Công ty trong lĩnh vực ẩm thực

– Doanh nghiệp F&B  là các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.

– F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food and Beverage Service” có nghĩa là dịch vụ nhà hàng và quầy uống.

– Thường có 02 hình thức kinh doanh:

  • Là bộ phận F&B trong các khách sạn => Thuật ngữ F&B thường được dùng trong các khách sạn nhiều hơn
  • Là các đơn vị F&B kinh doanh độc lập bên ngoài (chính là các nhà hàng, bar, café, lounge, pub,…)

3.Điều kiện thành lập công ty trong lĩnh vực ẩm thực

Điều kiện 1: Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần

Điều kiện 2: Tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

– Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Điều kiện 3: Địa chỉ trụ sở

– Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính (Số nhà kèm tên đường, tên phường/ xã/ thị trấn, tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh, tên tỉnh/ TP trực thuộc trung ương)

– Trụ sở chính có số điện thoại, số fax và thư điện tử

– Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.

Điều kiện 4: Vốn điều lệ

Đối với Công ty hoạt động ngành ẩm thực không phải ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa. Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép ĐKKD. Trường hợp đối với công ty cổ phần nếu Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần có quy định mức thời hạn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đó

Điều kiện 5: Người đại diện theo pháp luật

– Một doanh nghiệp phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.Trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.

– Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba, tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Về chức danh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh sẽ là người đại diện theo pháp luật công ty.

– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

– Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  • Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Điều kiện 6: Mã ngành

Mã ngành Tên ngành
5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
5620 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.
5621 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống

4.Quy trình thành lập công ty trong lĩnh vực ẩm thực

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ

  • Giấy xin (đề nghị) đăng ký thành lập công ty (theo mẫu);
  • Bản dự thảo điều lệ khi thành lập công ty;
  • Danh sách các cổ đông sáng lập, thành lập công ty cổ phần hoặc danh sách các thành viên công ty TNHH từ hai thành viên trở lên.
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các cổ đông thành lập công ty CP hoặc  các thành viên sáng lập công ty TNHH.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp cho người khác đi nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả

Nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong vòng 3-5 ngày làm việc, Sở sẽ phản hồi kết quả.

Bước 3: Những việc cần làm sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Khắc con dấu
  • Làm bảng hiệu
  • Mở tài khoản ngân hàng cho công ty
  • Làm hồ sơ khai thuế ban đầu
  • Đăng ký chữ ký số
  • Đăng ký hóa đơn điện tử

Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn, nhà hàng, quán cà phê, bếp ăn tập thể là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

– Trước khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP, chủ cơ sở và các nhân viên làm việc tại cơ sở phải đăng ký tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh ATTP với Ban Quản lý An toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở kinh doanh. – Thời gian từ khi đăng ký tới khi được cấp giấy xác nhận kiến thức về VSATTP từ 15 – 20 ngày, đồng thời được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo mẫu quy định.

– Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu.
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

–  Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, cần đáp ứng thêm các giấy tờ khác như giấy Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (nếu kinh doanh thêm rượu), Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường (nếu có).

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn