Nhận định của các chuyên gia tại Triển lãm quốc tế lần thứ 21 ngành công nghiệp bao bì và in ấn năm 2023 cho rằng: Ngành in ấn và bao bì ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước sẽ sớm tiếp cận cơ hội khởi sắc trở lại khi kinh tế toàn cầu đang phục hồi. Vậy quy trình thành lập công ty sản xuất sản phẩm in ấn diễn ra như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
1.CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021;
– Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014;
– Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018;
– Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.
2.PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGHỀ KINH DOANH IN ẤN
– Hoạt động cơ sở in; chế bản, in, gia công sau in;
– Sao chụp (sau đây gọi là photocopy);
– Nhập khẩu, quản lý thiết bị ngành in.
3.DANH MỤC SẢN PHẨM IN
– Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
– Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
-Tem chống giả;
– Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
– Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
– Bao bì, nhãn hàng hóa;
– Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
– Các sản phẩm in khác.
4.ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY SẢN XUẤT SẢN PHẨM IN ẤN
Điều kiện 1: Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
Điều kiện 2: Tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
– Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
– Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(Xem them thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Điều kiện 3: Địa chỉ trụ sở
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Lưu ý: Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được là chung cư hoặc nhà tập thể.
Điều kiện 4: Vốn điều lệ
– Pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm in ấn. Nên doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn phù hợp với khả năng tài chính của mình.
– Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2020, thời gian để các cổ đông góp đủ vốn đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện 5: Người đại diện theo pháp luật của công ty
Chức danh làm đại diện theo pháp luật của công ty có thể là: Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, hoặc các chức danh quản lý khác được quy định tại điều lệ công ty.
Điều kiện 6: Mã ngành
Mã ngành | Tên ngành |
1811 | In ấn |
1812 | Dịch vụ liên quan đến in |
1820 | Sao chép bản ghi các loại |
3312 | Sửa chữa máy móc, thiết bị |
4659 | Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác |
4669 | Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu |
4761 | Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh |
4762 | Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh |
8211 | Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp |
8219 | Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác |
8299 | Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu |
Điều kiện 7: Các điều kiện khác
– Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Cơ sở in thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương nộp tờ khai đăng ký cho Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Cơ sở in thuộc địa phương gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Cơ sở in thuộc địa phương nộp tờ khai đăng ký cho Ủy bannhân dân cấp tỉnh.
– Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.
– Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
5.QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY SẢN XUẤT SẢN PHẨM IN ẤN
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;
– Điều lệ công ty ( áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với thành viên công ty là cá nhân
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân (căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu) đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
– Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
– Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Nhận kết quả
– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
– Lệ phí: lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/hồ sơ; phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000/lần
Bước 4: Các thủ tục khác sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là hoàn thành nước đầu tiên trong việc thành lập công ty. Tuy nhiên, để công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải thực hiện các công việc ban đầu khi mới thành lập như sau:
– Khắc con dấu cho công ty;
– Treo biển tại trụ sở công ty;
– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
– Thực hiện thủ tục khai thuế ban đầu;
– Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Nộp thuế, lệ phí
– Thuế môn bài: Năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài. Thời hạn nộp lệ phí Môn bài chậm nhất ngày 30/1 hằng năm
Vốn điều lệ công ty | Số tiền cần phải đóng |
Trên 10 tỷ | 3 triệu/ năm |
Dưới 10 tỷ | 2 triệu/ năm |
– Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tùy vào mức thu nhập của doanh nghiệp, công ty sẽ phải đóng số thuế đúng quy định.
– Thuế giá trị gia tăng: Công ty đóng thuế theo tháng hoặc quý.
Bước 6: Giấy phép hoạt động in
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định của người đứng đầu cơ sở in.
- Giấy ủy quyền
Bước 7: Đăng ký hoạt động cơ sở in
- Tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in
- Giấy ủy quyền
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn