Thủ tục, giấy tờ cần thiết để bổ sung ngành nghề cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần linh hoạt bổ sung ngành nghề kinh doanh khi doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng, muốn cung cấp thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Bài viết của Việt Luật sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản để bạn đọc cùng nắm rõ quy trình, thủ tục cơ bản.

Bổ sung ngành nghề cho doanh nghiệp – Những điều cần biết

1. Cơ sở pháp lý (kể từ ngày 17/08/2023)

 2.Điều kiện bổ dung ngành nghề cho doanh nghiệp 

  • Ngành, nghề đầu tư là những lĩnh vực kinh doanh công ty được phép hoạt động phù hợp với các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường tại Luật đầu tư và pháp luật chuyên ngành có liên quan;
  • Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các ngành nghề được bổ sung để đầu tư kinh doanh theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.
  • Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
  • Đối với các ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Mục B Phụ lục I của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường.
  • Đối với doanh nghiệp FDI thì chỉ tiến hành đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh khi đã hoàn thành thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo Luật đầu tư.
  • Không đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh đã có sẵn.
  • Không bổ sung ngành nghề cấm kinh doanh, trái với đạo đức xã hội.
  • Không bổ sung ngành nghề kinh doanh gây nhầm lẫn với cơ quan, tổ chức nhà nước như báo chí, thanh tra,…
  • Không được rút bỏ toàn bộ ngành nghề kinh doanh hiện có.
  • Không bổ sung ngành nghề kinh doanh gây nhầm lẫn với cơ quan, tổ chức nhà nước như báo chí, thanh tra,…

3.Ngành nghề cấm kinh doanh, cấm bổ sung 

  • Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.

4.Các trường hợp bổ sung, bõ ngành nghề kinh doanh hoặc thêm chi tiết ngành nghề cho doanh nghiệp 

Bổ sung ngành, nghề kinh doanh Bỏ ngành, nghề kinh doanh Sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh
Nếu ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp vẫn được bổ sung và trước khi đi vào hoạt động chính thức, cần đáp ứng đủ điều kiện của Luật chuyên ngành cũng như xin cấp các Giấy phép con (nếu có). Đối với ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp không có nhu cầu hoạt động kinh doanh hoặc đã được sửa đổi, xóa bỏ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam doanh nghiệp cần xóa bỏ hoặc sửa đổi ngành nghề theo quy định hiện hành Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn
Khi chưa có ngành nghề kinh doanh mà công ty vẫn xuất hóa đơn VAT sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các hóa đơn đã xuất sẽ không có giá trị khi thanh quyết toán thuế;
Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cần phải đăng ký vốn điều lệ bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định cho lĩnh vực hoạt động có trong đăng ký thêm.

5.Quy trình bổ sung ngành nghề cho doanh nghiệp 

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và ký tên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Công ty cổ phần
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Biên bản họp;
  • Nghị quyết/quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
  • Biên bản họp;
  • Nghị quyết/quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có)

Tại thời điểm hiện tại, khi thêm ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo hồ sơ chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề thay đổi, bổ sung.

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng phí

  • Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư hoặc Vào trang dangkykinhdoanh.gov.vn – đăng ký trực tuyến – đăng nhập tài khoản – vào phần đăng ký doanh nghiệp.
  • Thời gian trả kết quả và yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có): 05-07 ngày làm việc.
  • Lệ phí: 100.000 đồng/ lần

Bước 3: Nhận kết quả và thực hiện các công việc khác sau khi thay đổi

Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, Việt Luật sẽ bàn giao cho khách hàng Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp vì theo quy định hiện hành, ngành, nghề kinh doanh không còn được in trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin thay đổi

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh sau khi thay đổi) doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin  về việc doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thêm các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cho các cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế,  thống kê, quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Cá nhân, tổ chức có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật.

6.Mức phạt không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh

Các cá nhân, tổ chức thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày (tính từ thời điểm có thay đổi). Nếu trong thời hạn này, cá nhân, tổ chức không gửi thông báo sẽ bị xử phạt hành chính.

Quá thời hạn Mức xử phạt
01 – 30 ngày 500.000 đến 1.000.000 đồng
31 – 90 ngày 1.000.000 đến 2.000.000 đồng
91 ngày trở lên 2.000.000 đến 5.000.000 đồng

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn