Thủ tục, giấy tờ cần thiết để tăng vốn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ vào bất kì thời điểm nào sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, phù hợp với sự thay đổi cơ cấu hoạt động hoặc phù hợp với việc thêm thành viên của công tyBài viết của Việt Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc cũng như doanh nghiệp những thông tin cơ bản khi tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

Tăng vốn cho doanh nghiệp – Những điều cần biết

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021 NĐ-CP
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP
  • Thông tư 302/2016/TT-BTC
  • Thông tư 302/2016/TT-BTC

2.Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

3.Mục đích tăng vốn điều lệ

  • Tăng về hạn mức vay của ngân hàng.
  • Mở rộng kinh doanh: Tăng mức vốn để thực hiện đầu tư, kinh doanh.
  • Giải quyết nợ, cải thiện tình hình tài chính và thu hút nhà đầu tư: Tăng mức độ tin cậy, tăng uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, bên đối tác.
  • Hạn chế về sự thâu tóm đối với một số cổ đông/ thành viên ở trong doanh nghiệp.
  • Sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn về pháp lý ở trong hoạt động mở rộng về thị trường, đầu tư hoạt động kinh doanh. Đảm bảo về các tiêu chí an toàn cho công ty khi muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình.
  • Làm tăng độ ổn định, tính hiệu quả và sự phát triển của công ty vì có lượng vốn dồi dào đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Đôi khi, tăng vốn điều lệ là một yêu cầu pháp lý hoặc quy định từ các cơ quan nhà nước. Công ty cổ phần phải duy trì một mức vốn tối thiểu để tuân thủ các quy định về vốn điều lệ.

4.Các hình thức tăng vốn cho doanh nghiệp

Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần
  • Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn
  • Chuyển đổi loại hình bằng cách nhận thêm vốn góp từ thành viên mới
  • Tăng vốn góp của thành viên
  • Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
  • Chào bán cho các cổ đông hiện hữu
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ
  • Chào bán ra công chúng

 

5.Thủ tục tăng vốn cho doanh nghiệp

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và ký tên

Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty cổ phần
  • Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ
  • Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
  • Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Quyết định tăng vốn của Hội đồng thành viên
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (trường hợp có tiếp nhận thành viên mới)
  • Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới
  • Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
  • Giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh
  • Quyết định tăng vốn của Đại hội đồng cổ đông
  • Biên bản họp tăng vốn điều lệ của Hội đồng cổ đông
  • Chứng thực cá nhân sao y công chứng của thành viên mới
  • Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục
  • Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi có đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi công ty đặt địa chỉ. Hoặc tiến hành nộp qua trang dangkykinhdoanh.gov.vn.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Sau khi thay đổi vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để cấp cho doanh nghiệp giấy phép kinh doanh mới.

Bước 4: Nộp lệ phí môn bài

Trường hợp việc thay đổi điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài công ty cổ phần phải nộp thì công ty cần thực hiện thủ tục sau đây:

  • Thực hiện kê khai và nộp tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đănng ký thuế theo mẫu 08 – MST ban hành kèm Thông tư số 105/2020/TT-BTC của năm liền kề tiếp theo;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung của năm liền kề tiếp theo.
Căn cứ thu Mức thu
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng 03 triệu đồng/năm
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống 02 triệu đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 01 triệu đồng/năm

Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người nộp thuế có các thay đổi liên quan đến cơ sở tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp trong năm tiếp theo, doanh nghiệp cũng cần phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo. Thời hạn cuối cùng để khai thuế là vào ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.

6.Thời hạn thông báo  

  • Công ty TNHH hữu hạn 2 thành viên trở lên: Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.
  • Công ty cổ phần: Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
  • Công ty cổ phần: Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

7.Những lưu ý khi thông báo tăng vốn điều lệ công ty với cơ quan thuế

  • Sẽ làm tăng về mức phí phải đóng hằng năm của thuế môn bài trong doanh nghiệp bởi vì mức phí phải đóng của thuế môn bài sẽ dựa vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp. Khi nộp thuế môn bài thì bậc thuế môn bài mới phải tương đương với mức của vốn điều lệ khi đã được tăng
  • Sẽ làm gia tăng thêm khả năng phải chịu các trách nhiệm đối với vật chất/ tài sản của doanh nghiệp trong việc tiến hành những nghĩa vụ và thanh toán các khoản nợ với những chủ nợ, đối tác.
  • Doanh nghiệp khi tiến hành tăng vốn điều lệ cũng chính là làm tăng về trách nhiệm đối với tài sản trong công ty, chính vì thế nên cần phải cân nhặc thật kỹ về trước khi đưa ra quyết định tiến hành tăng về vốn điều lệ trong công ty.
  • Khi công ty có những lợi nhuận thì việc tăng về vốn điều lệ cũng đồng nghĩa với việc tăng về thuế thu nhập cá nhân của những cổ đông/ thành viên và thuế thu nhập của công ty.
  • Hạn chế tăng vốn rồi giảm vốn: Việc tăng vốn điều lệ sau đó giảm vốn điều lệ có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi công ty đã có mức vốn lớn hơn và phải đối mặt với các đối tác lớn hơn. Thủ tục giảm vốn điều lệ cần được xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc, vì nó có thể phức tạp và yêu cầu sự chấp thuận từ các cơ quan quản lý.
  • Thanh toán cổ tức bằng cổ phần: Trong trường hợp công ty cổ phần chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty cần đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá của các cổ phần được sử dụng để thanh toán cổ tức.

 

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn