Thủ tục thành lập công ty sản xuất giấy

Trong quý I/2023, tình hình của ngành giấy và bột giấy của Việt Nam không khả quan. Sản lượng tiêu thụ giấy bao bì ước đạt khoảng 900 nghìn tấn, giảm khoảng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, bài viết của Việt Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc nhưng thông tin cơ bản về việc thành lập công ty sản xuất giấy.

Thành lập công ty sản xuất giấy – Những điều cần biết

1.Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP

2.Điều kiện thành lập công ty sản xuất giấy

Điều kiện 1: Mã ngành

Mã ngành Tên ngành
1701 Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
1702 Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
1709 Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu
4649 Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh (Chi tiết: Bán buôn khăn giấy, giấy vệ sinh)
4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Bán buôn bột giấy)
4761 Bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Điều kiện 2: Tên doanh nghiệp

– Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp;
  • Tên riêng.

– Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

– Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

– Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải được ghi trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Điều kiện 3: Trụ sở công ty

– Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi liên lạc của doanh nghiệp tại VIệt Nam, được xác định theo đơn vị địa giới hành chính, số điện thoại, số fax và email (nếu có);

– Địa chỉ trụ sở công ty phải xác định rõ 4 cấp đơn vị hành chính.

– Không sử dụng căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể (dùng để ở) vào mục đích kinh doanh dưới mọi hình thức. Do đó, để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự và lợi ích sinh hoạt của các hộ dân, doanh nghiệp không được phép đặt trụ sở công ty tại đây.

3.Quy trình thành lập công ty sản xuất giấy

Dịch vụ của Việt Luật

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ

Hồ sơ thành lập công ty sản xuất giấy cần các giấy tờ sau:

– Chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu của thành viên hoặc cổ đông góp vốn.

– Thông tin cần thiết cho việc soạn hồ sơ như tên, địa chỉ công ty; ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông => Điê

– Danh sách thành viên/cổ đông, trường hợp thành lập cty là công ty TNHH 2 tv trở lên/công ty cổ phần.

– Các giấy tờ khác có liên quan.

– Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền người khác đi nộp hồ sơ.

– Tổ chức có nhu cầu thành lập công ty: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, căn cước công dân/ hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

– Tổ chức có yếu tố nước ngoài: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin khác như:

– Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Cơ cấu tổ chức quản lý;

– Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;

– Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

– Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

– Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

– Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

– Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

– Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn

– Sau thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty sản xuất giấy và công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Bố cáo thành lập doanh nghiệp là thủ tục, là hình thức giới thiệu doanh nghiệp với công chúng

– Theo quy định tại Tông tư 47/2019/ TT-BTC lệ phí công bố thông tin là 100.000 đồng/lần.

– Nếu doanh nghiệp không đăng bố cáo thì có thể bị phạt hành chính theo quy định dưới đây.

– Theo Mục 1 điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.

Bước 4: Làm dấu pháp nhân và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trong thời gian đợi kết quả, bạn có thể thiết kế logo hoặc mẫu dấu mà bạn thích, sau khi nhận được Giấy phép, Việt Luật sẽ hỗ trợ bạn đặt con dấu. Thông tin trên con dấu nên có (Vì Luật không quy định cụ thể):

  • Tên công ty
  • Mã số thuế
  • Quận, Thành phố
  • Logo (nếu có)

Bước 5: Tiến hành các thủ tục sau khi nhận giấy phép mở công ty sản xuất giấy

– Treo biển tại trụ sở công ty;

– Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử;

– Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;

– Kê khai và nộp thuế môn bài của doanh nghiệp

– In và đặt in hóa đơn.

 

QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:

Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)

Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn