Thực phẩm sạch đang là lựa chọn của rất nhiều người. Bài viết của Việt L:uật sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về việc thành lập công ty sản xuất thực phẩm sạch.

1.Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
2.Điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm sạch

Điều kiện 1: Địa điểm, cơ sở vật chất và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Có địa điểm, diện tích thích hợp có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn hây ô nhiễm và các yếu tố khác;
- Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)
- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp…
- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện 2: Bảo quản thực phẩm
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
- Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện 3: Vận chuyển thực phẩm
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Điều kiện 4: Có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm | Thành phần hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm | Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất | Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm |
|
|
Cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp | Cấp theo quy định của Bộ trưởng bộ quản lý ngành |
Điều kiện 5: Mã ngành
STT | Mã ngành | Tên ngành |
1 | 1020 | Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản |
2 | 1010 | Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt |
3 | 1040 | Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật |
4 | 1075 | Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn |
5 | 1050 | Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa |
6 | 1071 | Sản xuất các loại bánh từ bột |
7 | 1072 | Sản xuất đường |
8 | 1073 | Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo |
9 | 1079 | Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu |
10 | 1080 | Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản |
11 | 1074 | Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự |
12 | 1062 | Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột |
Điều 6: Tên công ty
- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản => Tra cứu tên công ty để đặt tên riêng cho công ty của mình, tránh việc bị trùng lặp với công ty khác.
- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký
3.Quy trình thành lập công ty sản xuất thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Danh sách cổ đông (công ty cổ phần)
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật/ chủ sở hữu/ cổ đông/ thành viên/người được ủy quyền đi nộp hồ sơ.
- Tổ chức có nhu cầu thành lập công ty: bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Tổ chức nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty: Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Nhận kết quả và bàn giao khách hàng
Thời gian giải quyết hồ sơ: 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy vào tình hình thực tế.
Bước 4: Thực hiện những công việc khác sau khi có giấy phép
- Đăng ký tài khoản ngân hàng và treo bảng hiệu công ty theo quy định.
- Trường hợp công ty có vốn đầu tư hoặc là nhiều người góp vốn mở công ty thì sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh, trong vòng 3 tháng (90 ngày) cần hoàn thành thủ tục góp vốn theo đúng quy định.
- Khắc con dấu tròn của riêng công ty và cũng hãy thông báo công khai mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.
- Nộp thuế, công khai thuế, đăng ký chữ ký số để nộp thuế online.
- Bạn cần công bố thông tin công ty sản xuất thực phẩm của mình lên cổng thông tin quốc gia trong 1 tháng, nếu quá thời hạn sẽ bị phạt.
- Mua hóa đơn từ cơ quan thuế để dùng nếu chưa có điều kiện in ấn, còn nếu có khả năng thì hãy đăng ký in hóa đơn để dùng trong công ty.
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn