Người nước ngoài có thẻ tạm trú thì sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi khi đến Việt Nam. Bài viết này của Việt Luật sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về thủ tục xin thẻ tạm trú tại Việt Nam cho người nước ngoài.

1.Đối tượng cấp thẻ tạm trú
- Người nước ngoài là người lao động vào Việt Nam làm việc dài hạn có giấy phép lao động hoặc giấy phép hoạt động hành nghề tại Việt Nam
- Người nước ngoài là nhà đầu tư thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam hoặc của nước ngoài tại Việt Nam;
- Người nước ngoài có vợ, chồng, cha, mẹ, con đã được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam
- Người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam hoặc thân nhân là người Việt Nam (Bao gồm vợ, chồng, bố mẹ, con, ông bà….)
- Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện nhà ngoại giao, báo chí theo quy định về ngoại giao và luật báo chí …..
2.Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Hộ chiếu của người xin cấp thẻ tạm trú phải còn thời hạn tối thiểu là 13 tháng. Nếu thời hạn của hộ chiếu còn hạn ngắn hơn thì Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ tự động chuyển việc xin cấp thẻ tạm trú thành xin cấp visa có thời hạn không quá 12 tháng.
- Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn hạn sử dụng tối thiểu bằng thời hạn của thời hạn thẻ tạm trú dự kiến xin
- Người nước ngoài phải nhập cảnh vào Việt Nam và hiện đang tạm trú tại Việt Nam
- Người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại công an xã, phường hoặc đăng ký trực tuyến theo đúng quy định.
- Người nước ngoài phải thuộc đối tượng được cấp thẻ tạm trú theo quy định
- Người nước ngoài phải có các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật để chứng minh thuộc đối tượng được cấp thẻ tạm trú
3.Quyền lợi khi có thẻ tạm trú tại Việt Nam
- Được miễn visa khi nhập và xuất cảnh Việt Nam khi xuất trình được thẻ tạm trú còn hiệu lực;
- Được lưu trú tại Việt Nam trong suốt thời hạn thẻ tạm trú mà không phải gia hạn visa hay xuất cảnh vào Việt Nam;
- Có thể mua căn hộ và sắp tới có thể sẽ mua được nhà tại Việt Nam;
- Có thể tiến hành các thủ tục kinh doanh, kết hôn tại Việt Nam một cách dễ dàng;
- Có thể bảo lãnh cho ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;
- Có thể bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi sang Việt Nam ở cùng khi thẻ tạm trú còn thời hạn và được cơ quan, tổ chức mời hoặc bảo lãnh người đó đồng ý.
4.Thời hạn các thẻ tạm trú
Căn cứ Điều 8 Luật 47/2014/QH2013 và Điều 8, 36, 38 Luật số 51/2019/QH14 về Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Luật Nhập Cảnh, Xuất Cảnh, Quá Cảnh, Cư Trú Của Người Nước Ngoài Tại Việt Nam thì diện được cấp thẻ tạm trú Việt Nam
Thẻ tạm trú loại LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn 2 năm
LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động
PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
Thẻ tạm trú loại NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn 3 năm
NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
TT – Cấp cho người nươc ngoài có người thân có thẻ tạm trú Việt Nam hoặc người có nguồn gốc Việt Nam hoặc người được người thân là công dân Việt Nam bảo lãnh.
Thẻ tạm trú loại NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn 5 năm.
ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Có giấy phép hành nghề do Bộ tư Pháp Việt Nam cấp
DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
Thẻ tạm trú loại ĐT1 có thời 10 năm
ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
5.Quy trình xin thẻ tạm trú tại Việt Nam cho người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin thẻ tạm trú làm việc |
Hồ sơ xin thẻ tạm trú đầu tư |
Hồ sơ xin thẻ tạm trú thăm thân cho vợ, chồng, con của người nước ngoài |
Hồ sơ xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài theo diện thăm nhân thân do công dân Việt Nam bảo lãnh |
01 bản sao y chứng thực Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với trường hợp xin cấp thẻ tạm trú diện lao động LĐ 1, LĐ 2 | 01 bản sao y chứng thực Đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư và 01 bản sao y có chứng thực Giấy tờ chứng minh việc góp vốn vào công ty tại Việt Nam đối với trường hợp là nhà đầu tư xin các loại thẻ tạm trú ĐT 1, ĐT 2, ĐT3 | 01 bản dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng các giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân như Giấy khai sinh đối cho con, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đối với vợ chồng, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình, Hộ khẩu …. |
|
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cục quản lý xuất nhập cảnh văn phòng miền Bắc:
Số 44 phố Trần Phú, phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội (Nộp được cho tất các các doanh nghiệp công ty, cá nhân từ Quảng Nam trở ra phía Bắc) |
Các tỉnh thành phố nộp thẻ tạm trú tại Hà Nội:
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng, Tỉnh An Giang, Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Cao Bằng, Tỉnh Cà Mau, Tỉnh Hòa Bình, Tỉnh Hà Giang, Tỉnh Hà Nam, Tỉnh Hà Tĩnh, Tỉnh Hưng Yên, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Điện Biên, Tỉnh Lai Châu, Tỉnh Lào Cai, Tỉnh Lạng Sơn |
Cục quản lý xuất nhập cảnh văn phòng miền Nam:
Số 333 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP HCM (Nộp được cho tất các các doanh nghiệp công ty, cá nhân tại các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ) |
Các tỉnh thành nộp thẻ tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh – Thủ Đức, Tỉnh An Giang, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Bình Dương, Tỉnh Bình Định, Tỉnh Bình Phước |
Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hồ Chí Minh:
Số 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3, TP HCM (Nhận hồ sơ cho các công ty có trụ sở tại thành phố hoặc cá nhân bảo lãnh người nước ngoài có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại thành phố). Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội hoặc số 6 đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội xử lý các trường hợp tại Hà Nội |
Các tỉnh, thành phố khác:
Nộp tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp, công ty có trụ sở chính và cá nhân bảo lãnh thân nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. |
Bước 3: Trả kết quả và bàn giao cho khách hàng
Công ty Việt Luật sẽ giao kết quả tận nơi cho khách hàng. Trường hợp khách hàng có nhu cầu chuyển đổi mục đích của thẻ tạm trú, khách hàng có thể liên hệ Công ty Việt Luật để được tư vấn thêm.
QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ VIỆT LUẬT ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT:
Tòa nhà Số 2 Hoa Phượng, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Điện thoại: 028 3517 2345 (20 lines)
Hotline: 0934 234 777 (Ms Sương) – 0936 234 777 (Mr Mẫn)
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua email: Tuvan@vietluat.vn