Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng năm 2023

Trong xã hội ngày nay, việc ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Vì vậy, việc xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nhà hàng là điều không thể thiếu. Việc này không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tạo lòng tin cho khách hàng về sự uy tín và chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Trong bài viết này, Việt Luật xin gửi đến quý bạn đọc quy trình xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng.

thủ tục xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

A. Cơ sở pháp lý thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 124/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

B. Điều kiện để cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng

Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những điều kiện khác nhau, Nhà hàng là mô hình kinh doanh ăn uống tại chỗ nên khi bắt đầu hoạt động, chủ cơ sở phải nắm kĩ các điều kiện để xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng tài chính của mình.

Ngoài những trường hợp bắt buộc cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì các loại hình dưới đây không cần phải xin giấy phép an toàn thực phẩm:

  • Nhà hàng nằm trong khách sạn;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Dưới đây là một số điều kiện về việc cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng mà Việt Luật đã đúc kết lại từ kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực này:

  1. Chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia chế biến phải đáp ứng về khám sức khỏe định kỳ, kiến thức an toàn thực phẩm.
  2. Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, phẳng, dễ vệ sinh, không bị ăn mòn, rỉ sét.
  3. Nhà vệ sinh không được nằm trong khu vực chế biến và trước hướng đi của thực phẩm.
  4. Nguyên liệu chế biến phải có hóa đơn, chứng từ nguồn gốc rõ ràng
  5. Có đủ nước đảm bảo chất lượng theo quy định dùng mục đích chế biến.
  6. Có đủ hệ thống bồn rửa: Bồn rửa rau, bồn rửa thịt, bồn rửa dụng cụ
  7. Hệ thống cống rãnh kín, thoát nước tốt, không ứ đọng, dễ vệ sinh
  8. Có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại: lắp lưới chắn côn trùng khu vực có cửa mở, đèn bắt côn trùng, bẫy chuột.
  9. Đèn chiếu sáng nếu là bóng thủy tinh phải được che chắn lại, tránh trường hợp cháy nổ mảng vỡ rơi vào thực phẩm.
  10. Phân riêng các dụng cụ sơ chế đồ sống và sơ chế đồ chín.
  11. Bảo quản thực phẩm sống chín riêng biệt
  12. Các nguyên liệu được chiết ra khỏi bao bì gốc chứa vào bao bì khác ( hủ nhựa, chai) phải dán nhãn phụ thể hiện được thông tin sản phẩm
  13. Dụng cụ chứa đựng thực phẩm phải có tủ kín bảo quản.
  14. Các sản phẩm chế biến sẵn để sử dụng trong nhiều ngày phải dán nhãn ghi thông tin sản phẩm
  15. Bố trí bếp theo nguyên tắc 1 chiều.
  16. Lập sổ kiểm tra ba bước.

Nội dung cụ thể của mục 15 và 16 như sau:

15. Bố trí bếp theo nguyên tắc 1 chiều:

Thiết kế bếp ăn theo nguyên tắc một chiều được xem là một trong những yêu cầu quan trọng nhất nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, là chuỗi các hoạt động trong bếp ăn từ sơ chế đến thành phẩm đều được thực hiện theo một chiều duy nhất.

Theo đó, các hoạt động phải được thiết kế theo trình tự như sau: Tiếp nhận nguyên liệu đầu vào –> Sơ chế –> Lưu trữ –> Nấu nướng –> phục vụ –> dọn, rửa. Không được phép đảo lộn thứ tự của các hoạt động để tránh chồng chéo giữa thực phẩm sống và chín. Điều này cho phép các nguyên liệu di chuyển liên tục từ trạm chuẩn bị thực phẩm, đến nơi nấu ăn và cuối cùng là khu vực phục vụ – nơi các món đã hoàn thành và giao cho khách hàng.

Các khu vực trong bếp ăn một chiều:

  • Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: Các nguyên liệu bao gồm: rau, củ, quả, thịt, cá, phụ gia, g
  • thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm - bếp 1 chiềuia vị sẽ được tiếp nhận ở khu vực riêng biệt và được chuyển về cho nhà bếp. Nguyên liệu sẽ được kiểm tra, phân loại cẩn thận ở khu vực tiếp nhận. Các công đoạn cần được thực hiện nhanh chóng và có giám sát, ghi nhận.
  • Khu vực sơ chế, rửa thực phẩm: Sau khi đã tiếp nhận và phân loại, nguyên liệu
    sẽ được vệ sinh sơ bộ để loại bỏ bùn đất bên ngoài. Đối với các nguyên liệu như gà, vịt, cá, ngang, ngỗng,… sẽ được mổ xẻ, loại bỏ những phần không ăn được (độc hại hoặc có giá trị dinh dưỡng thấp). Sau khi gọt, cần phải rửa lại một lần nữa để đảm bảo chất bẩn, côn trùng được loại bỏ hoàn toàn khỏi thực phẩm. Sơ chế nguyên liệu đúng phương pháp và quy trình sẽ giúp giữ gìn, bảo quản giá trị dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm.
  • Khu chế biến tẩm ướp: Sau khi nguyên liệu được chế biến sơ bộ sẽ được chuyển đến khu vực chế biến tẩm ướp. Một số món ăn cần có thời gian tẩm ướp và phương pháp xử lý đặc biệt. Ở khu vực này cần có các thiết bị như: tủ lạnh, thiết bị rã đông,…
  • Khu vực nấu nướng: Đây là khu vực tập trung nhiều thiết bị nhất và có diện tích rộng nhất khu vực bếp. Khu vực này cũng chứa nhiều thiết bị nhà bếp quan trọng và là nơi món ăn được hoàn thành. Thiết bị bếp bao gồm: lò nướng, bếp nấu bếp hầm, tủ nấm cơm, bếp hầm, lò nướng,…
  • Khu vực chia soạn đồ ăn: Nên bố trí khu vực phục vụ của nhà bếp càng gần phòng ăn càng tốt để giảm khoảng cách từ nhà bếp đến bàn cho nhân viên phục vụ. Khu này đặt ngay trước nhà bếp, ngay sau khu nấu ăn, nhằm tiết kiệm thời gian và khoảng cách phục vụ khách hàng được nhanh chóng.

16. Lập sổ kiểm tra ba bước.

lưu mẫu thức ăn trong việc xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Kiểm thực 03 bước là việc ghi chép và lưu giữ tài liệu của quá trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bắt đầu từ: Nhập nguyên liệu, thực phẩm –> sơ chế, chế biến, phân chia –> Bảo quản–> vận chuyển thức ăn cho đến khi ăn uống tại cơ sở.

Bước 1: Kiểm tra trước khi chế biến thức ăn

Bước 2: Kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn

Bước 3: Kiểm tra thức ăn trước khi ăn

Lưu ý: Mỗi món ăn trước khi đem ra phục vụ thực khách phải được lưu mẫu theo quy định. Lưu mẫu thực phẩm là công đoạn lấy mẫu – bảo quản – ghi chép – lưu giữ tài liệu liên quan đối với thức ăn được chế biến hoặc được cung cấp để ăn uống tại cơ sở. Đây là việc làm bắt buộc, và quan trọng trong quy trình làm việc của các đầu bếp tại các nhà hàng, quán ăn, thực hiện dựa theo hướng dẫn chung của pháp luật.

C. Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng

Bước 1: Việt Luật tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề xung quanh điều kiện hiện có và quy định pháp luật.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Thời gian xử lý: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quý khách có thể tham khảo thủ tục đăng ký Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2023

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: tuvan@vietluat.vn