Chi nhánh, địa điểm kinh doanh là đều là những hình thức mà Doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ngoài trụ sở công ty. Mặc dù có thể có sự nhầm lẫn giữa chúng, tuy nhiên chúng lại có những sự khác biệt cơ bản. Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh và mở rộng chi nhánh là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Dưới đây là một số sự khác nhau giữa 2 chi nhánh và địa điểm kinh doanh:
A. Khái niệm về Chi nhánh và địa điểm kinh doanh
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chi nhánh thường có một địa chỉ riêng, có thể hạch toán độc lập hoặc hạch toán phu thuộc công ty mẹ.
- Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Địa điểm này có thể là một cửa hàng, một văn phòng, một nhà máy hoặc một kho hàng.
Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh và mở rộng chi nhánh là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng doanh số bán hàng. Dưới đây là một số sự khác nhau giữa 2 chi nhánh và địa điểm kinh doanh:
Quý khách có thể tham khảo quy định về sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện tại Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
B. Sự khác nhau giữa Chi nhánh và địa điểm kinh doanh
Chi nhánh | Địa điểm kinh doanh | |
Tên (Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”) |
Tên Doanh nghiệp + tên riêng Chi nhánh | Tên Doanh nghiệp + tên riêng văn địa điểm kinh doanh |
Phạm vi | Chi nhánh có thể đặt tại tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở | Địa điểm kinh doanh có thể được lập khác tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở |
Hoạt động kinh doanh | Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. | Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh trong phạm vi nhóm ngành cụ thể đã đăng ký của công ty mẹ |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. | Không có mã số thuế riêng. |
Con dấu | Có con dấu riêng | Không có con dấu |
Hạch toán thuế | Hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc.
Phát sinh báo cáo tài chính nếu hạch toán độc lập |
Hạch toán phụ thuộc vào công ty |
Thuế cần nộp | – Lệ phí môn bài
– GTGT – Thu nhập DN – Thu nhập cá nhân |
Lệ phí môn bài |
Thành phần hồ sơ | – Thông báo thành lập Chi nhánh; – Bản sao nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị; – Bản sao nghị quyết, quyết định sở hữu; – Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh. |
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh |
Thời gian xử lý hồ sơ | 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ | 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ |
Lệ phí môn bài | 1.000.000 đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Lời khuyên từ Việt Luật:
- Nếu Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, thủ tục và hoạt động đơn giản, trong cùng tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính thì Công ty nên thành lập địa điểm kinh doanh.
- Nếu Công ty muốn mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực như Công ty mẹ, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi trụ sở chính của Công ty nên chọn thành lập chi nhánh.
Quý khách có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào có thể liên hệ lại Việt Luật để được hỗ trợ.
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: tuvan@vietluat.vn