Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần (Công ty CP) là hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt quan trọng mà các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp cần biết để đưa ra quyết định phù hợp với hoạt động kinh doanh của họ.
Dưới đây là những tổng hợp so sánh giữa 2 mô hình công ty, Việt Luật xin mời quý đọc giả tham khảo:
1/ Điểm giống nhau giữa Công ty TNHH và Công ty Cổ phần
a/ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp;
b/ Các thành viên/cổ đông chịu trách nhiệm dựa trên tổng số vốn/cổ đã góp/mua;
c/ Thời hạn góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.
2/ Điểm khác nhau giữa Công ty TNHH và Công ty Cổ phần;
Công ty TNHH | Công ty Cổ Phần | |
Số lượng thành viên/cổ đông | tối đa 50 thành viên | từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn mức tối đa |
Huy động vốn | Được quyền huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác.
Không có quyền phát hành cổ phần |
Được quyền huy động vốn từ cá nhân, tổ chứ khác.
Được quyền phát hành cổ phần dưới nhiều hình thức. Khả năng huy động vốn lớn hơn công ty TNHH |
Mô hình quản lý | Chủ sở hữu (Công ty TNHH MTV)
Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên (Công ty TNHH 2 TV trở lên) Giám đốc, Tổng Giám đốc… |
Đại hội đồng Cổ Đông;
Hội đồng quản trị (HĐQT) gồm từ 3 đến 11 người do ĐHĐCĐ bổ nhiệm. Trong một số trường hợp nhất định, ít nhất 20% thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên hội đồng quản trị độc lập; Chủ tịch HĐQT do ĐHĐCĐ hoặc HĐQT bổ nhiệm; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm. Ban Kiểm Soát trừ một số trường hợp nhất định, không cần có Ban Kiểm Soát hoặc được thay thế bởi ủy ban kiểm toán thuộc HĐQT. |
Tỷ lệ dự họp | Cuộc họp của HĐTV đủ điều kiện tiến hành nếu có đủ người đại diện ít nhất 65% vốn điều lệ tham dự; nếu tỷ lệ dự họp lần thứ nhất không đạt thì cuộc họp thứ hai được coi là đủ điều kiện tiến hành nếu có đủ người đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ; nếu tỷ lệ dự họp này vẫn không đạt, cuộc họp thứ ba được coi là đủ điều kiện tiến hành mà không phụ thuộc vào số lượng người tham dự.
Các quyết định của HĐTV sẽ được thông qua tại cuộc họp với số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn của các thành viên dự họp hoặc ít nhất 75% nếu các quyết định đó liên quan đến một số vấn đề quan trọng của công ty. |
Một cuộc họp của ĐHĐCĐ sẽ đủ điều kiện tiến hành nếu có đủ người đại diện cho ít nhất 50% tổng số cổ phần tham dự; nếu tỷ lệ dự họp này không được đáp ứng tại cuộc họp đầu tiên, cuộc họp thứ hai sẽ đủ điều kiện tiến hành nếu có đủ người đại diện cho ít nhất 33% tổng số cổ phần; nếu tỷ lệ dự họp này vẫn không đạt, cuộc họp thứ ba được coi là đủ điều kiện tiến hành mà không phụ thuộc vào số người tham dự.
Các quyết định của ĐHĐCĐ phải được số cổ đông đại diện trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp thông qua tại cuộc họp hoặc ít nhất 65% nếu các quyết định đó liên quan đến một số vấn đề quan trọng của công ty. Các quyết định của HĐQT sẽ được thông qua bởi đa số thành viên, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác. Chủ tịch có phiếu biểu quyết quyết định. |
Mua lại, chuyển nhượng vốn/cổ phần | Thành viên có quyền yêu cầu Công mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó biểu quyết không tán thành quyết định của Hội đồng thành viên (HĐTV) về khi sửa đổi các quy định của điều lệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên và của HĐTV, tổ chức lại CTTNHH, hoặc các trường hợp khác được quy định trong điều lệ của CTTNHH.Nếu Công ty không mua lại phần vốn góp thì thành viên có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho bên thứ ba. Chủ sở hữu, thành viên được quyền chào bán một phần hoặc toàn bộ số vốn cho bên thứ 3. |
Cổ đông có quyền yêu cầu Công ty mua lại cổ phần của mình nếu cổ đông đó biểu quyết không tán thành quyết định tổ chức lại CTCP hoặc sửa đổi điều lệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông.
Trường hợp Công ty không mua lại phần vốn góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cổ đông về việc mua lại cổ phần thì cổ đông có quyền bán cổ phần cho bên thứ ba. Cổ đông có quyền yêu cầu CTCP mua lại cổ phần của mình nếu cổ đông đó biểu quyết không tán thành quyết định (a) tổ chức lại CTCP hoặc (b) sửa đổi điều lệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Trường hợp Công ty không mua lại phần vốn góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cổ đông về việc mua lại cổ phần thì cổ đông có quyền bán cổ phần cho bên thứ ba. |
Quý khách có thắc mắc hay có nhu cầu về việc thành lập công ty thì liên hệ lại Việt Luật để được hỗ trợ.
Quý khách có thể tham khảo thêm thủ tục thành lập công ty tại https://vietluat.net/quy-dinh-ve-viec-thanh-lap-doanh-nghiep.html
Hãy gọi cho chúng tôi theo số:
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: tuvan@vietluat.vn