Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài năm 2023

Những năm trở lại đây, thị trường Việt Nam hiện đang thu hút nhiều Nhà đầu tư nước ngoài, với nhiều thuận lợi về chính sách ưu đãi hấp dẫn, nguồn lao động dồi dào… vốn FDI ngày càng tăng, tính đến thời điểm 20/02/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của Nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 3,1 tỷ USD… Trước khi đầu tư tại Việt Nam, các Nhà đầu tư nên có bộ phận tư vấn pháp lý uy tín nhằm tư vấn, phân tích, chọn hướng đi có lợi nhất để đạt được hiệu quả đầu tư, với hơn chục năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong kinh doanh, Việt Luật trân trọng gửi đến quý bạn đọc những lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

5 lý do chọn Việt Luật

A. Những cơ sở pháp lý cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Khi Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam cần tuân thủ theo pháp luật Việt Nam nói chung và các Hiệp ước quốc tế mà Việt Nam và quốc tịch của Nhà đầu tư nói riêng. Các cơ sở pháp lý cần tham khảo:

 

  • Luật Đầu tư năm 2020; Nghị 31/2021/NĐ-CP về hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư;
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Hiệp định thương mại tự do (FTA) (Có 12 FTA đã ký kết và thực thi: ASEAN-AEC; ASEAN – Ấn Độ; ASEAN – Australia/New Zealand; ASEAN – Hàn Quốc; ASEAN – Nhật Bản;  ASEAN – Trung Quốc; ASEAN – Hồng Kông; Việt Nam – Nhật Bản; Việt Nam – Chi lê; Việt Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu; CTPP;
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN – ACIA;
  • Hiệp định về Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản – AJCEP;
  • Hiệp định về quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ – BTA;
  • Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản (BIT Việt – Nhật); Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam với Nhật Bản – VJEPA.

 

B. Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Đầu tư

1/ Điều kiện tiếp cận thị trường

điều kiện tiếp cận thị trường

Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường Việt Nam (kinh doanh ngành nghề hạn chế tiếp cận) thì phải đáp ứng các điều kiện để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Đầu tư 2020. Trong đó gồm có:

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2/ Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế

thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

a/ Đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài;
  • Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

b/ Điều kiện:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài nhận cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam thông qua hợp đồng trao đổi, tặng cho, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc thừa kế phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này và thực hiện thủ tục theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trên thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

c/ Hình thức:

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh;
  • Các trường hợp góp vốn vào tổ chức kinh tế ngoài 2 trường hợp trên.

d/ Thủ tục:

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở;
a/ Thành phần hồ sơ:
  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  • Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ)

Lưu ý:

  • Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và chứng thực bản dịch;
  • Tài liệu Việt Nam phải được sao y chứng thực;
  • Thông tin và thủ tục trên áp dụng đối với ngành nghề đã được Việt Nam cam kết tại Biểu cam kết WTO.
b/ Thời gian xử lý hồ sơ:

15 ngày làm việc (trừ thứ 7, chủ nhật)

c/ Kết quả:

Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
a/ Nội dung

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài được chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế được xác lập khi hoàn tất thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông.

b/ Thời gian xử lý hồ sơ:

Từ 3 -5 ngày làm việc

c/ Kết quả:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi đã thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  3/ Điều kiện và thủ tục thực hiện dự án đầu tư

Quý đọc giả tham khảo tại QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2023

Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 
Tổng đài: 028.7777.5678 (30 lines)
Điện thoại di động (Zalo/Viber): 0934234777 – 0938234777 – 0936234777
Email: tuvan@vietluat.vn